Cách nhận biết bệnh sán chó ở người thường dựa vào hai hội chứng là ấu trùng di chuyển nội tạng và hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt. Trong hai hội chứng này sẽ có những thể khác nhau phụ thuộc vào vị trí ấu trùng di chuyển đến, sẽ có những biểu hiện lâm sàng và phương pháp điều trị khác nhau
Thể ấu trùng di chuyển nội tạng thường gây tổn thương các tạng như gan, tìm, phổi thận, não,…trong đó thể não là thể nguy hiểm và có thể gây tổn thương về thần kinh với biểu hiện đau đầu, động kinh, có những rối loạn hành vi bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt cơ, chi và các chi, tạo khối u chèn ép tỏ chức não nếu ấu trùng di chuyển đến não.
Trong các thể bệnh thì thể bệnh thì thể thần kinh – cơ chiếm đa số. Trong đó dấu hiệu yếu nửa người, yếu hoặc liệt cơ, chóng mắt, động kinh, viêm não – màng não là thể nạng.
Ấu trùng di chuyển đến mắt sẽ gây các biểu hiện lâm sàng khiến người bệnh khó chịu và thường đi khám mắt với các daausu hiệu sau :
Xuất hiện viêm màng bồ đào: viêm mủ nội nhãn nội sinh mắt một hoặc hai bên, cực sau vùng hoàng điểm hoặc giữa gai thị có u hạt. Cần xét nghiệm bệnh sán chó Toxocara khi trường hợp được chẩn đoán viêm màng bồ đào một mắt, soi đáy mắt có tổn thương ở hoàng điểm hoặc tổn thương võng mạc chu biên.
Nên xét nghiệm bệnh sán chó khi xuất hiện dấu hiệu mờ mắt, mờ mắt mà không đau mắt, không đỏ mắt, cũng nên xét nghiệm máu kiểm tra bệnh sán chó Toxocara. Ngoài ra, có thể gặp viêm kết mạc mắt với các triệu chứng viêm kết mạc thường là viêm nhẹ.
Ở phổi biểu hiện bệnh sán chó gây tổn thương đường hô hấp có một số triệu chứng như ho kéo dài, điều trị nội khoa mà không hết bệnh, xét nghiệm công thức máu gợi ý chẩn đoán bệnh sán chó bởi chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao trên 7 %.
Các dấu hiệu bệnh sán chó Toxocara gây tổn thương đường ruột có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, đau bụng thành cơn hoặc đau âm ỉ, chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy dễ nhầm với viêm đại tràng mạn tính.
Xuất hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đi cầu phân nát hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm gan to, lách to, trong công thức máu cũng có chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao.
Thể bệnh sán chó ngoài da thường gây ngứa da dị ứng nổi mề đay, nổi sẩn ngứa, mụn nước, nổi cục dưới da, sưng phù một vùng da. Với những dấu hiệu tổn thương tại như xuất hiện da thường gặp nhiều nhất là bầm tím da, mẩn ngứa da dị ứng nổi mề đay, nổi u cục ở da, sưng phù d, phù môi.
Biểu hiện toàn thân thường gạp là người mệt mỏi, gầy ốm, da xanh xao,, chán ăn, kém tập trung công việc. Bệnh nhân có thể có sốt nhẹ mà không rõ nguyên nhân mà làm các xét nghiệm thông thường không tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhưng chỉ số bạch cầu ái toán tăng gợi ý nhiễm bệnh sán chó Toxocara ở người.
Điều trị bệnh sán chó có thể điều trị dứt điểm và nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian. Thuốc điều trị thường dùng bây giờ là Albendazole, ivermectin, Thiabendazole kèm theo các thuốc kháng viêm, điều trị triệu chứng tùy ở mỗi bệnh nhân. Cần lưu ý khi điều trị bệnh sán chó là nên khám bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm để chẩn đoán xác định và sử dụng thuốc theo phác đồ.
Với trẻ em không nên để trẻ có thói quen mút tay, không nghịch đất ăn đất,cát. Hạn chế để trẻ tiếp xúc đùa giỡn với chó và mèo hoặc nghịch đất ở môi trường có chó và mèo. Hướng dẫn, tạo thói quen cho trẻ biết cách rửa tay sạch, đúng cách và thường xuyên, nhất là sau khi chơi nghịch đất.
Phòng bệnh sán chó với người lớn là ăn chín uống sối, sau khi tiếp xúc với đất, cát cần được rửa tay thật kỹ, rửa rau và trái cây kỹ dưới vòi nước sạch
Hạn chế tiếp xúc với chó và mèo. Tẩy giun định kỳ cho chó và cả chó mèo nếu có nuôi trong nhà. Sử lý phân chó đúng cách, không để phân chó vương vãi phát tán ra môi trường xung quanh./.
Bác Sĩ. Đặng Thị Nga
Phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga