KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH SÁN DẢI, SÁN DÂY
Click here: trở lại phần đầu
3. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT
3.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
- Thời gian thực hiện: 1 năm từ tháng 1/6/2012 đến 30/5/2013.
- Địa điểm: tại phòng khám Ánh Nga chuyên khoa Ký sinh trùng
- Đối tượng: Bệnh nhân đến khám tại phòng khám Ánh Nga chuyên khoa Ký sinh trùng.
3.2. Thiết kế nghiên cứu
- Mô tả phân tích.
3.3. Các bước tiến hành
- Phỏng vấn khi bệnh nhân đến
- Thăm khám
- Ghi chép bệnh án
- Cận Lâm sàng:
+ Soi phân bằng phương pháp Kato-Katz và soi trực tiếp.
+ Xét nghiệm Công thức máu, đếm bạch cầu ái toan,
- Chẩn đoán
- Thuốc điều trị:
Bảng 1: Phác đồ điều trị được áp dụng trong nghiên cứu
Cơ cấu bệnh | Phác đồ | Thuốc điều trị | Liều dùng |
Sán dây | Bộ Y tế | Praziquantel 600mg | 20mg/kg |
- Theo dõi kết quả điều trị.
3.4. Chọn mẫu: 78 mẫu
3.5. Phân tích và xử lý dữ liệu: phần mềm thống kê Stata 3.02.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm, dịch tễ bệnh KSTcủa đối tượng tham gia nghiên cứu.
Bảng 2: Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu.
Đặc tính | Số người | Tỷ lệ % | Đặc tính | Số người | Tỷ lệ % | ||
Giới | Nam | 72 | 92,3 |
Nghề nghiệp | Làm ruộng | 9 | 11,5 |
Nữ | 6 | 7,7 | Trồng rừng | 13 | 16,7 | ||
Tuổi | < 18 tuổi | 0 | 0 | Cán bộ VC | 18 | 23,1 | |
>= 18 tuổi | 72 | 100 | Công nhân | 15 | 19,2 | ||
Dân tộc | Kinh | 63 | 80,7 | Nghề khác | 23 | 29.5 |
Nhận xét:100% người bệnh đến khám và điều trị là người lớn > 18 tuổi, không có sự khác biệt nhiều về nghề nghiệp.
Bảng 3: Phân bố theo địa dư (N=78)
Địa chỉ | Số người | Tỷ lệ % | Địa chỉ | Số người | Tỷ lệ % |
TP. HCM | 18 | 23,1 | Bình Phước | 15 | 19,2 |
Bình Dương | 7 | 9,0 | Lâm Đồng | 8 | 10,3 |
Cần Thơ | 2 | 2,6 | Ninh thuận | 4 | 5,1 |
Đồng Nai | 5 | 6,4 | Tây Ninh | 6 | 7,7 |
Vũng Tàu | 4 | 5,1 | Các tỉnh khác | 9 | 11,5 |
Nhận xét: Đa số bệnh nhân nhiếm giun sán tìm đến Phòng khám Ánh – Nga là do các bác sỹ ở các bệnh viện hoặc cán bộ y tế ở các tỉnh, huyện giới thiệu đến, bệnh rải rác ở các tỉnh và thành phố. Trong đó có bệnh nhân sống tại nước ngoài: Malaysia, Singapore,…cũng về đây điều trị.
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh nhiễm KSTĐR
Bảng 4: Tỷ lệ (%) xuất hiện triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.
Triệu chứng | Số người có triệu chứng | Tỷ lệ |
Đau bụng | 72 | 92,3 |
Người mệt mỏi, không tăng cân | 78 | 100 |
Không tập trung, hay quên | 78 | 100 |
Sút cân | 36 | 46,2 |
Đi ngoài phân có thể lỏng | 54 | 69,2 |
Ngứa hoặc nhột ở hậu môn | 76 | 97,4 |
Đốt sán chui ra hậu môn, hoặc có trong phân | 78 | 100 |
Xét nghiệm phân: có trứng sán dây (+), nhìn thấy đốt sán. | 78 | 100 |
Xét nghiệm BCAT tăng | 5 | 6,4 |
Nhận xét:Tỷ lệ người nhiễm sán không tập trung, người mệt mỏi là 100%. Đau bụng là 92,3%, cũng có người không có biểu hiện đau bụng. Biểu hiện ngứa hậu môn xuất hiện ở đa số bênh nhân (97,4%). Đặc biệt là 100% người bệnh có đốt sán chui ra hậu môn xà xét nghiệm có trứng sán dây trong phân.
.